Võ Sư Lê Sáng chào đời vào mùa thu năm 1920 tại căn nhà bên bờ hồ Trúc Bạch (Hà Nội). Vào năm 1939, sau một cơn bạo bệnh nên đôi chân đi đứng khó khăn, nghe lời khuyên của Mẹ, Võ Sư Lê Sáng đã tìm thầy học võ với mục đích rèn luyện cho đôi chân cứng cáp và thân thể khỏe mạnh. Duyên may đưa đẩy ông đến với lớp tập Vovinam tại trường Sư Phạm ( École Normal ) Hà Nội do Cố Võ Sư Sáng Tổ giảng dạy.
>>> Xem thêm: Thư chưởng môn 1 – Về Vovinam Việt Võ Đạo

Le Sang 5

Có năng khiếu ,thông minh và chuyên cần luyện tập,vài năm sau ông được Võ Sư Sáng Tổ cho tham gia công việc huấn luyện tại Hà Nội. Từ đó, ông luôn gắn bó cùng Võ Sư Sáng Tổ như anh em ruột thịt, cùng đồng lao cộng khổ và đã theo chân Võ Sư Sáng Tổ đi dạy Vovinam ở nhiều nơi như : Thạch Thất ( Sơn Tây ), Phú Thọ, Chuế Lưu, Đan Hà , Đan Phú ( Yên Bái ) …

Năm 1954, ông cùng Võ Sư Sáng Tổ di cư vào Sài Gòn. Tại đây ông được phân công mở các lớp Vovinam ở đường Thủ Khoa Huân và ở quận Thủ Đức .

Le Sang 11

Giữa năm 1957, Võ Sư Sáng Tổ nằm bệnh phải nghỉ dạy và đã ủy quyền cho Võ Sư Lê Sáng tạm thời thay thế việc phụ trách các lớp võ. Vào thời điểm này, căn cứ vào các ý niệm tiên khởi về Cách Mạng Tâm Thân do Võ Sư Sáng Tổ giảng dạy, Võ Sư Lê Sáng đã hệ thống hóa kỹ thuật võ học, lý thuyết võ đạo, đường hướng, mục đích, tôn chỉ của Môn Phái. Đồng thời Võ Sư Lê Sáng đã qui tụ lớp môn đệ từng theo tập với Võ Sư Sáng Tổ từ năm 1955, bồi dưỡng thành lớp võ sư cốt cán sau này để chung tay phát triển Môn Phái.

Le Sang 12

Năm 1958, Võ Sư Lê Sáng được bầu vào chức vụ Tổng Thư Ký Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam và đã giữ chức vụ này trong suốt ba nhiệm kỳ (1958 – 1968 ); ngoài ra ông còn giữ chức vụ Tổng Thủ Quỹ Ủy Hội Thế Vận (Olympic) Việt Nam (1960 – 1972). Trong thời kỳ này, Võ Sư Lê Sáng đã nghiên cứu, tìm hiểu sâu rộng về các môn võ cổ truyền và ông đã rút ra được tinh túy và tìm cách bổ túc và chỉnh lại phần phân thế đã thất truyền của những bài võ xưa mà lập ra một hệ thống mới “Một phát triển thành ba” cho Vovinam Việt Võ Đạo sau này. Với hệ thống này, người tập sẽ dễ luyện, dễ nhớ, ôn đi ôn lại nhuần nhuyễn. Các kỹ thuật và bài bản mới như :

  • 30 thế chiến lược được ghép thành 3 bài quyền Vovinam đơn luyện là : Thập Tự quyền, Ngũ Môn quyền và Thập Thế Bát Thức quyền.
  • Hệ thống phản đòn cơ bản được ghép thành 2 bài đơn luyện là : Tứ Trụ Quyền, Viên Phương Quyền và 4 bài Song Luyện từ số 1 đến số 4.
  • 28 thế Vật căn bản được ghép thành 3 bài Song Luyện Vật từ số 1 đến số 3.
  • 12 thế Tay không đoạt dao găm được ghép thành bài Song Luyện Dao.
  • 12 thế Tay không đoạt búa rìu được ghép thành bài Song Đấu Búa.
  • 12 thế Tay không đoạt mã tấu được ghép thành bài Song Đấu Mã Tấu.
  • 12 thế Tay thước được ghép thành bài Mộc Bản pháp.
  • 12 thế Côn được ghép thành bài Tứ Tượng Côn Pháp và bài Song Luyện Côn.
  • 15 thế kiếm được ghép thành bài Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm Pháp và bài song Luyện Kiếm.

Le Sang 8
Ngòai ra còn một số bài bản khác trong chương trình huấn luyện của Môn Phái như : Long Hổ quyền pháp, Lão Mai Quyền, Ngọc Trản quyền, Việt Võ Đạo Quyền, Xà Quyền, Hạc Quyền, Nhật Nguyệt Đại Đao Pháp, Thái Cực Đơn Đao Pháp…

Là người môn đệ trưởng tràng, luôn sát cánh cùng Võ Sư Sáng Tổ trong suốt thời gian 20 năm, Võ Sư Lê Sáng đã hình thành một hệ tư tưởng đạo thật minh bạch từ nguồn tư duy của Sáng Tổ qua phần lý thuyết võ đạo được đưa vào chương trình huấn luyện chính thức của Môn Phái; Điển hình là một số bài viết sau đây :

  • Ý nghĩa phù hiệu và kỳ hiệu.
  • Ý nghĩa các màu đai.
  • Ý nghĩa Mười điều Tâm Niệm.
  • 12 Phương châm Tu Dưỡng Hành Xử của Việt Võ Đạo Sinh.
  • Tác phong của Việt Võ Đạo Sinh.
  • Vài nét định hướng thể hiện nếp sống tình cảm Việt Võ Đạo.
  • Việt Võ Đạo với thế hệ thanh niên hiện đại.
  • Giá trị nhân bản của Việt Võ Đạo.
  • Triết lý về võ đạo.
  • Vũ trụ quan và Nhân sinh quan Việt Võ Đạo.
  • Chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân.

Le Sang 10
Năm 1960, Võ Sư Sáng Tổ trước khi tạ thế đã ủy thác trách nhiệm lãnh đạo Môn Phái Cho Võ Sư Lê Sáng để tiếp tục công trình và tâm nguyện còn dang dở là hình thành một nền võ đạo cho Dân tộc và Nhân lọai.

Năm 1964, để đáp ứng nhu cầu phát triển, Võ Sư Lê Sáng đã cho thành lập Ban Chấp Hành đầu tiên của Môn Phái và hai cơ cấu họat động là : Tổng Cục Huấn Luyện và Tổng Đòan Thanh Niên. Kể từ đó danh xưng chính thức của Môn Phái là Vovinam Việt Võ Đạo và Võ Sư Lê Sáng trở thành Chưởng Môn của Môn Phái.

Lê Sáng 1

Là người lãnh đạo tối cao của Môn Phái, bằng tài năng, đức độ và nếp sống thanh cần gương mẫu; Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng đã cống hiến trọn cả cuộc đời cho công cuộc xây dựng và phát triển Môn Phái Vovinam Việt Võ Đạo trên toàn thế giới.

Trả lời