CHƯƠNG I: SÂN ĐẤU – TRANG THIẾT BỊ THI ĐẤU

Điều 1: Sân đấu:

1.1. Sân đấu là một hình vuông có kích thước 11 m x 11 m được ghép bằng những tấm thảm mềm hình vuông 1m x 1m, có độ dầy tối thiểu 1,5cm, tối đa 3 cm, không trơn trượt và được đặt trên mặt sàn phẳng.
1.2. Khu vực thi đấu hình vuông có kích thước 9 m x 9 m được giới hạn bởi một vạch giới hạn tương phản với màu của sân đấu, chiều rộng của vạch giới hạn là 5cm và được tính trong diện tích thi đấu.
1.3. Chính giữa tâm của khu vực thi đấu là một tấm thảm (1m x 1m) có màu khác với màu sân đấu (vị trí đứng của 2 vận động viên làm thủ tục trước trận đấu).
1.4. Phần còn lại của sân đấu là khu vực an toàn được ghép bằng những tấm thảm có màu tương phản với khu vực thi đấu.

Điều 2: Trang thiết bị sân đấu:

2.1. Bàn ghế để ban tổ chức, giám sát, trọng tài, ban kỹ thuật, tổ y tế làm nhiệm vụ.
2.2. Cồng 1 chiếc
2.3. Chuông điện 1 chiếc
2.4. Cân điện tử 1 chiếc
2.5. Đồng hồ bấm giờ 2 chiếc
2.6. Cờ đôi nheo kích thước 20 cm x 30 cm (6 màu đỏ, 6 màu xanh)
2.7. Bảng điểm 5 chiếc
2.8. Đèn báo hiệp đấu 1 bộ
2.9. Khăn lau sân đấu và thảm chùi chân
2.10. Hệ thống phát thanh.
2.11. Hệ thống chấm điểm
2.12. Găng, giáp, mũ 16 bộ (8 màu xanh, 8 màu đỏ) kích cỡ khác nhau.
2.13. Bảng hiệu ghi tên các chức danh Ban tổ chức, Ban giám sát, Tổng trọng tài, ban trọng tài, ban thư ký, Tổ Y tế, Trọng tài giám định 1 – 5
2.14. Các trang thiết bị khác

Điều 3: Trang phục của vận động viên.

3.1. Võ phục màu xanh dương có biểu tượng Vovinam bên ngực trái, tên vận động viên bên ngực phải, sau lưng tên đơn vị (thi đấu cấp quốc gia tên tỉnh, thành, ngành; thi đấu quốc tế tên quốc gia)
3.2. Mũ bảo hộ
3.3. Áo giáp
3.4. Găng tay : giải Vô địch và giải Trẻ trọng lượng găng 250 gram, giải Thiếu niên trọng lượng găng 230 gram.
3.5. Bảo vệ hạ bộ (Croquille)
3.6. Bảo hộ tay, chân (mang bên trong võ phục)
3.7. Bảo vệ răng.
3.8. Khi thi đấu VĐV mang đai vàng trơn (không gạch)
CHƯƠNG II: CÁC ĐIỀU LUẬT CHUNG
Điều 4: Lứa tuổi và hạng cân:
4.1. Phân loại giải đấu và quy định về tuổi thi đấu
Căn cứ vào lứa tuổi và giới tính được phân làm 3 giải sau:
4.1.1. Giải Thiếu niên giành cho vận động viên nam, nữ từ 12 đến 15 tuổi
4.1.2. Giải Trẻ giành cho vận động viên nam, nữ từ 16 đến 18 tuổi
4.1.3. Giải Vô địch giành cho vận động viên nam, nữ từ 17 đến 35 tuổi

Độ tuổi của vận động viên tham dự tính theo năm sinh và được xác định qua hộ chiếu đối với giải thế giới, chứng minh nhân dân, giấy khai sinh đối với giải trong nước.

4.2. Phân chia hạng cân:

4.2.1. Giải Trẻ và Thiếu niên:

4.2.1.1. Các hạng cân nam:

Đến 39 kg
Trên 39 đến 42 kg
Trên 42 đến 45 kg
Trên 45 đến 48 kg
Trên 48 đến 51 kg
Trên 51 đến 54 kg
Trên 54 đến 57 kg
Trên 57 đến 60 kg
Trên 60 đến 64 kg
Trên 64 đến 68 kg
Trên 68 đến 72 kg
Trên 72 kg

4.2.1.2. Các hạng cân nữ:

Đến 39 kg

Trên 39 đến 42 kg
Trên 42 đến 45 kg
Trên 45 đến 48 kg
Trên 48 đến 51 kg
Trên 51 đến 54 kg
Trên 54 đến 57 kg
Trên 57 đến 60 kg
Trên 60 đến 64 kg
Trên 64 đến 68 kg
Trên 68 kg

4.2.2.Giải vô địch:

4.2.2.1. Các hạng cân nam:
Đến 45 kg
Trên 45 đến 48 kg
Trên 48 đến 51 kg

Trên 51 đến 54 kg
Trên 54 đến 57 kg
Trên 57 đến 60 kg
Trên 60 đến 64 kg
Trên 64 đến 68 kg
Trên 68 đến 72 kg
Trên 72 đến 77 kg
Trên 77 đến 82 kg
Trên 82 đến 87 kg
Trên 87 đến 92 kg
Trên 92 kg

4.2.2.2. Các hạng cân nữ:

Đến 42 kg
Trên 42 đến 45 kg
Trên 45 đến 48 kg
Trên 48 đến 51 kg
Trên 51 đến 54 kg
Trên 54 đến 57 kg
Trên 57 đến 60 kg
Trên 60 đến 63 kg
Trên 63 đến 67 kg
Trên 67 đến 70 kg
Trên 70 đến 75
Trên 75 kg

Tùy theo tính chất của cuộc thi và các giải trong nước hay giải quốc tế, Điều lệ từng giải sẽ quy định cụ thể các hạng cân nam, nữ.

Điều 5. Kiểm tra cân nặng và thể thức cân

5.1. Cân thử: Các vận động viên được tự cân kiểm tra trọng lượng bằng cân của Ban tổ chức để điều chỉnh hạng cân trước khi bốc thăm xếp lịch thi đấu chính thức tối thiểu 6 tiếng.
5.2. Cân chính thức: Trước buổi thi đấu 60 phút các vận động viên thi đấu trong buổi đấu đó phải cân chính thức Khi cân các vận động viên nam mặc quần đùi, nữ mặc quần Short, áo phông.
5.3. Các vận động viên không đến kiểm tra cân nặng trước buổi đấu thì được coi như là bỏ cuộc trận đấu đó. Các vận động viên không đúng trọng lượng quy định của hạng cân đăng ký bị truất quyền thi đấu.

Điều 6. Bốc thăm và xếp lịch thi đấu.

6.1. Bốc thăm: căn cứ vào số lượng đăng ký của từng hạng cân, Ban tổ chức sẽ tiến hành bốc thăm thi đấu từ hạng cân nhỏ đến hạng cân lớn. Tham dự bốc thăm gồm đại diện ban tổ chức, tổ thư ký và lãnh đội các đơn vị. Tùy theo số lượng các vận động viên tham dự giải mà Ban tổ chức tiến hành bốc thăm bằng máy hoặc bằng tay.
6.2. Xếp lịch thi đấu: Lịch thi đấu được xếp từ vòng loại ngoài đến vòng loại trong và vòng chung kết sao cho đến vòng bán kết và chung kết các vận động viên trong cùng một hạng cân có thời gian nghỉ tương đương nhau.

Điều 7. Tính chất và thể thức thi đấu:

7.1. Tính chất: thi đấu cá nhân và thi đấu đồng đội.
7.2. Thể thức thi đấu: Thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua.

CHƯƠNG III : LUẬT THI ĐẤU

Điều 8: Nguyên tắc thi đấu:

8.1. Thi đấu đối kháng là hình thức thi đấu đối mặt giữa 2 vận động viên Vovinam của 2 đội khác nhau thông qua việc sử dụng các đòn thế tấn công và phòng thủ của Vovinam các kỹ thuật tránh né, gạt đỡ, ra đòn tay, đòn chân, đòn đánh ngã.
8.2. Trong một đợt tấn công tiếp cận đối phương vận động viên được thựchiện tối đa 5 động tác. Khi trọng tài ra ký hiệu và khẩu lệnh “ngưng” thì 2 vận động viên phải dừng thi đấu lùi về một bước về tư thế thủ và sẵn sàng cho đợt tấn công
khác ngay. Trong trường hợp dứt đợt tấn công hoặc có vận động viên bị đánh ngã ở khu vực sát biên thì trọng tài cho 2 vận động viên trở về vị trí ban đầu ở giữa sân để tiếp tục thi đấu.

Điều 9: Hiệp đấu, thời gian thi đấu:

9.1. Mỗi trận thi đấu có 3 hiệp, thời gian thi đấu mỗi hiệp từ 2 – 3 phút, giữa các hiệp có 1 phút nghỉ.
9.2. Tùy theo từng loại giải đấu mà thời gian thi đấu sẽ được quy định cụ thể tại điều lệ giải.

Điều 10: Vùng tính điểm:

10.1. Các vùng tính điểm là: phía trước và 2 bên hông từ chân tóc ở trán, thái dương trở xuồng qua mặt, cổ, ngực, bụng đến đai lưng.
10.2. Vùng không được tính điểm: từ vai trở ra đến 2 tay, từ thắt lưng trở xuống và vùng lưng, mông, gáy.
10.3. Các đòn tay, đòn chân phải có lực, trực tiếp vào vùng tính điểm không bị cản phá, chặn, đỡ, gạt mới được tính điểm.

Điều 11: Cách tính điểm:

Tính điểm theo từng đợt tấn công (không quá 5 động tác) và căn cứ theo sự
thắng thế của đấu thủ được ghi theo 1 trong các hạng điểm sau:
Điểm 1·
Điểm 2·
Điểm thắng tuyệt đối·
Thắng đo ván·
Điểm trừ·

11.1. Loại điểm 1:

11.1.1. Khi tấn công bằng 1 đòn tay hoặc 1 đòn chân có hiệu quả vào vùng được tính điểm.
11.1.2. Khi đánh đối phương ngã do chủ động tấn công hoặc phản công bằng các thế đấm, đá, đạp.

11.2. Loại điểm 2:

1.2.1. Bắt chân phản đòn căn bản các đòn đá thẳng, đá tạt, đạp làm cho đối phương ngã.
11.2.2. Dùng đòn chân đá, đạp trúng đầu đối phương.
11.2.3. Bị trọng tài đếm số : Đánh đối phương trúng đòn nặng bị choáng hoặc té ngã, sau 3 giây không thể hồi phục tiếp tục thi đấu, trọng tài mới bắt đầu đếm từ 1 đến 8 (tương đương 8 giây) đến tiếng đếm thứ 8 vận động viên đã hồi phục và tiếp tục thi đấu. (vẫn tính điểm đòn đánh làm cho đối phương bị choáng, ngã)
11.2.4. Đá chém quét đối phương ngã bằng tay phải, chân phải hoặc tay trái, chân trái (ví dụ như: đòn chiến lược số 2, 3…)
11.2.5.Chém triệt tay trái, chân trái hoặc tay phải, chân phải, quật đối phương ngã ngửa (không được ôm kéo dài rồi vật)
11.2.6. Tấn công trúng đích tối thiểu từ 2 động tác tay và chân mỗi đợt.
11.2.7. Tát má đá gót (tay trái tát má, chân phải quét chân hoặc tay phải tát má, chân trái quét chân làm cho đối phương ngã (ví dụ đấm móc tay phải số 4)
11.2.8. Đánh đối phương ngã có hiệu quả bởi các đòn chân tấn công của Vovinam từ số 01 đến số 10.
11.2.9 Đánh ngã đối phương bởi các đòn chân tấn công của Vovinam từ số 11 đến số 21 nhưng khi rơi xuống chân tuột ra hoặc ngã chồng lên người đánh.

11.3. Thắng tuyệt đối:

11.3.1. Vận động viên thực hiện được 1 trong các đòn chân tấn công từ số 11 đến số 21(chân quặp đúng vào cổ, khi đối phương ngã chạm đất chân người đánh vẫn còn vặn siết)
11.3.2. Trong một hiệp đấu vận động viên bị đếm 3 lần hoặc trong 1 trận đấu vận động viên bị đếm 4 lần.

11.4. Thắng đo ván:

Đánh đối phương Knock out, sau 10 tiếng đếm của trọng tài (tương đương
10 giây).

11.5. Điểm trừ:

11.5.1. Loại trừ 1 điểm: Khi vận động viên bị ra biên (2 chân ra khỏi biên)
11.5.2. Loại trừ 2 điểm:
– Trong một trận đấu (3 hiệp) vận động viên không thực hiện được 1 đòn chân tấn công vovinam.
– Bị trọng tài cảnh cáo.

11.6. Các trường hợp không bị trừ điểm:

11.6.1. Do tấn công bằng các đòn chân cơ bản của Vovinam người đánh bị ngã hoặc ngã ra biên.
11.6.2. Bị đối phương cố tình xô đẩy ra biên.
11.6.3. Khi tấn công đối phương ra biên lại chạy theo ra biên.

11.7. Các trường hợp không tính điểm:

11.7.1. Ôm, vật, lôi kéo, xô đẩy làm cho đối phương ngã hoặc ra biên.

11.7.2. Đánh đối phương ngã nhưng ngã theo.

Điều 12: Hình thức xác định ngã, choáng và cách xử lý.

12.1. Xác định đánh ngã: vận động viên được xem là bị đánh ngã khi bất cứ bộ phận nào của cơ thể chạm xuống sân đấu trừ 2 bàn chân.
12.2. Xác định bị choáng: Khi bị trúng đòn của đối phương vận động viên có biểu hiện không kiểm soát được cơ thể, sau 2 giây vẫn chưa hồi phục, không thể thi đấu được.

Điều 13. Hình thức quyết định kết quả trận đấu:

13.1. Thắng điểm:

13.1.1. Kết thúc hiệp đấu cuối cùng, vận động viên nào được đa số trọng tài giám định cho điểm cao hơn thì người đó được xác định là thắng điểm.
13.1.2. Trường hợp cả 2 vận động viên đều bị chấn thương, cùng không thể tiếp tục thi đấu thì tính số điểm từ khi bắt đầu trận đấu đến khi cả 2 cùng bị thương, vận động viên nào được đa số trọng tài giám định cho điểm cao hơn là thắng điểm. Vận động viên muốn thi đấu tiếp vòng trong phải có xác định đủ sức khỏe thi đấu của bác sỹ.

13.2. Thắng ưu thế:

Trong trường hợp kết thúc trận đấu 2 vận động viên bằng điểm nhau phải căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau:
13.2.1. Vận động viên thắng điểm ở hiệp cuối của trận đấu.
13.2.2. Vận động viên tấn công nhiều hơn, phòng thủ tốt hơn.
13.2.3. Vận động viên ít phạm lỗi hơn, tác phong đạo đức tốt hơn.

13.3. Thắng bỏ cuộc

13.3.1. Hết giờ cân chính thức của buổi đấu mà vận động viên không có mặt để cân.
13.3.2. Sau khi Ban tổ chức gọi tên lần thứ 3 mà vận động viên không có mặt để thi đấu.
13.3.3. Hết 01 phút nghỉ giữa hiệp mà vận động viên không vào thi đấu tiếp hoặc đang thi đấu xin bỏ cuộc.
13.3.4. Lãnh đội báo với ban tổ chức xin cho vận động viên không thi đấu.

13.4. Thắng dừng trận đấu:

13.4.1. Do vận động viên bị chấn thương nặng, trọng tài Y tế quyết định không cho tiếp tục thi đấu.
13.4.2. Một vận động viên bị trúng đòn liên tục do trình độ kỹ thuật quá chênh lệnh.

11.5. Thắng tuyệt đối

11.5.1. Vận động viên thực hiện được 1 trong các đòn chân tấn công từ số 11 đến số 21(chân quặp đúng vào cổ, khi đối phương ngã chạm đất chân người đánh vẫn còn vặn siết)
11.5.2. Trong một hiệp đấu vận động viên bị đếm 3 lần hoặc trong 1 trận đấu vận động viên bị đếm 4 lần.

13.6. Thắng đo ván:

Vận động viên bị choáng, ngã do bị trúng đòn đúng luật sau 10 tiếng đếm của trọng tài tương đương 10 giây không hồi phục thì đối phương được công bố thắng “đo ván”.

13.7. Thắng truất quyền:

Trong trận đấu khi một vận động viên do vi phạm luật hoặc các quy định của điều lệ dẫn đến bị truất quyền thi đấu thì đối phương được công nhận là thắng truất quyền.

Điều 14. Những điều cấm và các lỗi vi phạm:

Vận động viên vi phạm những điều cấm dưới đây thì bị xem là phạm lỗi:

14.1. Tấn công vào vùng: Cổ họng, gáy, háng, khớp gối.
14.2. Dùng chỏ, gối tấn công đối phương.
14.3. Ôm, vật hoặc dùng tay giữ, khoá, kẹp lôi kéo đối phương.
14.4. Bắt chân đối phương từ ngoài vào trong và có hành vi đánh ngã đối
phương
14.5. Tấn công đối phương khi đối phương đã ngã xuống sân đấu.
14.6. Khi trọng tài có lệnh “ngưng” hoặc chưa cho có lệnh “đấu” mà tấn
công đối phương.
14.7. Đấu thủ không lùi lại 1 bước mà tấn công ngay khi chưa có lệnh
“đấu” của trọng tài.
14.8. Có cử chỉ thô bạo, lời lẽ khiếm nhã.
14.9. Giả vờ bị thương, cố ý giữ thế thủ, không tận tình thi đấu.
14.10. Sử dụng chất kích thích.
14.11. Tự nằm xuống quét chân đối phương.
14.12. Dùng đòn đá chẻ tấn công đối phương.
14.13. Cố tình đá phá chân đối phương từ thắt lưng trở xuống.

Điều 15. Xử phạt:

15.1. Vận động viên vi phạm những lỗi tại Điều 14 tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị trọng tài xử phạt Nhắc nhở; cảnh cáo; truất quyền thi đấu.
– Nhắc nhở 3 lần tính 1 lần cảnh cáo. Cảnh cáo 1 lần trừ 2 điểm.
– Cảnh cáo lần 3 bị truất quyền thi đấu.
15.2. Trọng tài có thể cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu của vận động viên ngay khi:
– Có hành vi phản đối không tuân thủ lệnh của trọng tài.
– Có hành vi thiếu văn hóa xúc phạm đến đối phương, trọng tài, ban tổ chức, khán giả.
– Cố tình vi phạm Điều 14 (những điều cấm).
– Đánh phạm luật làm đối phương Knock out sau 10 tiếng đếm (tương đương 10 giây) thì bị truất quyền thi đấu. Vận động viên bị phạm luật thắng trận đó nhưng không được phép thi đấu ở những trận sau.

CHƯƠNG IV: BAN TỔ CHỨC, GIÁM SÁT, TRỌNG TÀI:

Điều 16. Ban tổ chức:

16.1. Ban tổ chức giải do cơ quan tổ chức giải ra quyết định thành lập

16.2. Thành phần ban tổ chức gồm:
– Trưởng ban
– Các Phó trưởng ban
– Các Ủy viên

16.3. Trưởng ban tổ chức ra quyết định thành lập các tiểu ban giúp việc và
phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban tổ chức.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tổ chức:

17.1. Nhiệm vụ:

17.1.1. Điều hành toàn bộ công tác tổ chức giải theo Luật và Điều lệ.
17.1.2. Thông báo bằng văn bản các vấn đề liên quan đến giải.
17.1.3. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thi đấu đúng yêu cầu của Luật.
17.1.4. Tổng kết giải, công nhận kết quả thi đấu
17.1.5. Xét các hình thức kỷ luật đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm Luật, Điều lệ, các quy định của ban tổ chức.
17.1.6. Giải quyết các khiếu nại

17.2. Quyền hạn:

17.2.1. Xem xét, quyết định mọi vấn đề liên quan đến giải.
17.2.2. Quyết định các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với các cá nhân, tập thể.
17.2.3. Đình chỉ hoặc truất quyền làm nhiệm vụ của trọng tài, các thành viên khác khi không hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 18: Ban giám sát:

18.1. Ban giám sát do cơ quan tổ chức giải ra quyết định thành lập.
18.2. Thành phần gồm Trưởng ban giám sát, các phó trưởng ban và các ủy viên để giúp trưởng ban giám sát về chuyên môn và một số lĩnh vực khác được phân công.
18.3. Ban Giám sát giải là người trực tiếp theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình tổ chức giải. Trong trường hợp xét thấy các điều kiện tổ chức không đảm bảo thì có quyền yêu cầu ban tổ chức sửa chữa, bổ sung các điều kiện thi đấu hoặc lập biên bản dừng trận đấu hay toàn giải.
18.4. Ban Giám sát giải có quyền phủ quyết các quyết định của Ban tổ chức, trọng tài khi thấy những quyết định đó trái Luật, Điều lệ.
18.5. Những vấn đề xảy ra trong giải mà Luật, Điều lệ chưa đề cập đến thì Giám sát có quyền quyết định sau khi trao đổi với Ban tổ chức giải.

Điều 19: Ban trọng tài:

– Ban trọng tài do cơ quan tổ chức giải hoặc trưởng ban tổ chức ra quyết định.
– Thành phần gồm Tổng trọng tài, các phó tổng trọng tài và các trọng tài.
– Ban trọng tài có nhiệm vụ điều hành các trận đấu theo Luật, Điều lệ và các quy định của ban tổ chức.

19.1. Nhiệm vụ quyền hạn của Tổng trọng tài:

19.1.1. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho các trọng tài làm nhiệm vụ tại giải về Luật, Điều lệ, các quy định của ban tổ chức.
19.1.2. Kiểm ra cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu, tổ chức bốc thăm, xếp lịch và mọi công tác chuẩn bị liên quan đến tổ chức thi đấu.
19.1.3. Giám sát, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban trọng tài.
19.1.4. Được phép dùng chuông tạm dừng trận đấu để trao đổi với giám sát, trọng tài sân hoặc trọng tài giám định khi nhận thấy trọng tài sân bỏ sót lỗi, nhận định sai kết quả hay xử lý tình huống thiếu chính xác hoặc trái với Luật, điều lệ. Sau khi trao đổi có quyền phủ quyết và thay thế quyết định của trọng tài.
19.1.5. Có quyền thay thế trọng tài khi có sự cố về sức khỏe.
19.1.6. Khi xét thấy kết quả phiếu điểm của trọng tài giám định không đúng thì có quyền hội ý với các thành viên liên quan và giám sát chuyên môn để ra quyết định cuối cùng.
19.1.7. Phối hợp cùng giám sát giải để giải quyết các khiếu nại.

19.2. Nhiệm vụ quyền hạn của Phó Tổng trọng tài:

19.2.1. Giúp tổng trọng tài về 1 số lĩnh vực khi được tổng trọng tài phân công và chịu trách nhiệm trước tổng trọng tài về phần công việc được giao.
19.2.2. Thay tổng trọng tài giải quyết, điều hành công việc khi được tổng trọng tài ủy quyền.

19.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trọng tài sân:

19.3.1. Nhiệm vụ:

19.3.1.1. Điều hành trận đấu theo Luật, Điều lệ và các quy định của ban tổ chức
19.3.1.2. Kiểm tra vận động viên trước trận đấu
19.3.1.3. Dùng khẩu lệnh, thủ lệnh để điều khiển trận đấu.
19.3.1.4. Công bố người thắng cuộc.

19.3.2. Quyền hạn:

19.3.2.1. Nhắc nhở, cảnh cáo, truất quyền thi đấu khi vận động viên phạm lỗi.
19.3.2.2. Can ngăn kịp thời khi kết thúc đợt tấn công và ra lệnh một đợt tấn công mới.
19.3.2.3. Xác định vận động viên ngã, choáng, ra biên, phạm luật, tiêu cực trong thi đấu và xử lý hoàn tất các tình huống diễn ra trên sân bằng khẩu lệnh, thủ lệnh và các ký hiệu theo Luật.
19.3.2.4. Cho dừng trận đấu và báo cáo với Tổng trọng tài, giám sát để quyết định khi thấy một trong hai vận động viên quá yếu về kỹ thuật hoặc bị chấn thương.
19.3.2.5. Khi truất quyền thi đấu của vận động viên hay cho dừng trận đấu phải xin ý kiến và được tổng trọng tài, giám sát giải đồng ý.

19.3.3. Cách xử lý tình huống bị ngã, choáng:

19.3.3.1. Khi 1 vận động viên bị đánh ngã, trọng tài phải ra lệnh “ngưng” trận đấu. Nếu sau 3 giây, vận động viên đó không đứng dậy được thì bắt đầu đếm.

Nếu đếm đến tiếng thứ 8 mà vận động viên bị đánh ngã đã hồi phục thì cho 2 vận động viên thi đấu tiếp.

Nếu đếm đến tiếng thứ 8 mà vận động viên ngã chưa hồi phục thì phải đếm đến 10 và xử thua “Đo ván”.

19.3.3.2. Khi đếm trọng tài phải đứng hoặc ngồi gần vận động viên bị đánh ngã, mặt hướng về trọng tài thời gian, phải đếm to, rõ và kết hợp với động tác tay theo nhịp, mỗi tiếng đếm cách nhau 1 giây (Khi trọng tài đếm không ai được đến săn sóc kể cả Bác sĩ).

19.3.3.3. Trường hợp 1 vận động viên bị trúng đòn quá mạnh bị ngã. Trọng tài chỉ cần đếm 1 rồi ngưng và quyết định đo ván, mời bác sĩ đến chăm sóc, tương tự như vậy, khi đếm đến 2,3,4…. Xét thấy sức khỏe vận động viên bị nguy hiểm thì nhanh chóng mời Bác sĩ đến cấp cứu.

19.3.3.4. Khi VĐV bị đánh ngã đã hồi phục lại trước tiếng đếm thứ 8. Trọng tài ra lệnh đấu, chưa va chạm tiếp một đòn nào mà vận động viên vừa bị đếm ngã nữa thì trọng tài đếm tiếp tiếng thứ 9 rồi 10 và quyết định Đo ván

19.3.3.5. Khi trọng tài sân đang đếm cho vận động viên bị đánh ngã mà vận động viên kia có biểu hiện bị choáng hoặc tự nhiên ngã xuống, người đếm cho vận động viên thứ hai này là trọng tài thời gian.

19.3.3.6. Nếu 2 vận động viên cùng bị đánh ngã, không thể tiếp tục thi đấu thì các trọng tài giám định căn cứ vào điểm kể từ lúc 2 vận động viên bị đánh ngã trở về trước, ai có số điểm cao hơn sẽ được xử thắng điểm. Nếu có 1 vận động viên hồi phục, 1 vận động viên không hồi phục trong thời gian 8 tiếng đếm, thì vận động viên hồi phục trước tiếng đếm thứ 8 được xử thắng đo ván. Nếu cả 2 vận động viên cùng hồi phục trước tiếng đếm thứ 8 thì trọng tài cho trận đấu tiếp tục.

19.3.3.7. Nếu vận động viên bị ngã do đối phương tấn công bằng những đòn phạm luật. Trọng tài đếm đến tiếng thứ 8 mà vận động viên đó đã hồi phục xin tiếp tục thi đấu thì trọng tài cho trận đấu tiếp tục sau khi đã cảnh cáo vận động viên đánh phạm luật. Nếu trọng tài đếm đến tiếng thứ 10 mà vận động viên đó chưa hồi phục thì truất quyền thi đấu của vận động viên phạm luật. Vận động viên bị đánh phạm luật thắng cuộc nhưng không được thi đấu tiếp vòng trong.

19.4. Nhiệm vụ quyền hạn của trọng tài giám định.

19.4.1. Ngồi đúng vị trí khi được trọng tài phát thanh xướng danh và chỉ định.
19.4.2. Rời vị trí sau khi kết quả trận đấu đã được công bố.
19.4.3. Theo dõi trận đấu và cho điểm vận động viên theo Luật quy định.
19.4.4. Ghi nhận và cho điểm theo các quyết định của trọng tài sân như: cảnh cáo, ngã, ra biên …. Nếu không nhất trí với quyết định của trọng tài sân thì khi kết thúc hiệp đấu phải báo cho Tổng trọng tài và giám sát chuyên môn quyết định.
19.4.5. Phải giải thích các điểm mà mình đã cho khi tổng trọng tài hoặc giám sát chuyên môn yêu cầu.
19.4.6. Được phép nhắc nhở trọng tài sân khi có vận động viên bị chấn thương mà trọng tài sân không thấy.
19.4.7. Trong thời gian nghỉ giữa 2 hiệp đấu có thể trao đổi với trọng tài sân hoặc tổng trọng tài về những vấn đề có liên quan đến trận đấu.
19.4.8. Kết thúc trận đấu phải xác định vận động thắng và ký nhận vào phiếu điểm

19.5. Nhiệm vụ quyền hạn của trọng tài thời gian:

19.5.1. Là người theo dõi và điều hành về thời gian theo Luật.
19.5.2. Ra hiệu lệnh báo hiệu bắt đầu hoặc kết thúc hiệp đấu bằng tiếng cồng.
19.5.3. Trước hiệp đấu tiếp theo, ra ký hiệu thứ tự hiệp đấu bằng đèn báo hiệp đấu.
19.5.4. Khi cả hai vận động viên đều bị ngã choáng, tiến hành đến số cho vận động viên phía bên trái bàn ban tổ chức.

19.6. Nhiệm vụ quyền hạn của trọng tài phát thanh:

19.6.1. Giới thiệu mục đích, yêu cầu, tính chất nội dung qui mô tiến trình của giải, chương trình thi đấu chung của giải và của từng buổi đấu.
19.6.2. Giới thiệu trận đấu, VĐV thi đấu, trọng tài sân đấu, giám định.
19.6.3. Thông báo bắt đầu và kết thúc hiệp đấu, trận đấu sau khi đã có hiệu lệnh của trọng tài thời gian.
19.6.4. Giải thích các vấn đề chuyên môn theo yêu cầu của Ban tổ chức.
19.6.5. Công bố kết quả trận đấu.

19.7. Nhiệm vụ quyền hạn của trọng tài y tế:

19.7.1. Trọng tài Y tế phải là Bác sĩ và nhân viên Y tế do Ban tổ chức điều động có nhiều kinh nghiệm về kiểm tra và điều trị chấn thương thể thao, mặc trang phục theo chuyên môn của ngành.
19.7.2. Khi có yêu cầu của trọng tài sân trọng tài Y tế mới được vào sân khám và kiểm tra vận động viên bị chấn thương.
19.7.3. Kết luận của Trọng tài Y tế là căn cứ để tiếp tục hay dừng trận đấu.
19.6.4. Trọng tài y tế phải chịu trách nhiệm với ban tổ chức về các vấn đề y tế và sức khỏe của vận động viên trong các trận thi đấu. Nếu phát hiện vận động viên đang ở tình trạng nguy hiểm về sức khỏe trước, trong, sau trận đấu phải báo cáo với ban tổ chức, tổng trọng tài để kiểm tra sức khỏe cho vận động viên đó.

19.8. Nhiệm vụ quyền hạn của trọng tài liên lạc:

19.8.1. Chuyển phiếu điểm đến các trọng tài giám định và nhận phiếu điểm từ trọng tài sân.
19.8.2. Thông báo các ý kiến của Giám sát, tổng trọng tài đến trọng tài sân, trọng tài giám định khi cần thiết.
19.8.3. Ghi điểm của các trọng tài giám định khi các hiệp đấu kết thúc và chuyển về cho tổng trọng tài.
19.8.4. Trong trường hợp chấm điểm bằng máy thì không sử dụng Trọng tài liên lạc

19.9. Nhiệm vụ quyền hạn của trọng tài kiểm tra:

19.9.1. Kiểm tra thẻ của vận động viên.
19.9.2. Kiểm tra găng, giáp, bảo vệ răng, bảo vệ hạ bộ, bảo hộ tay, chân của VĐV chuẩn bị thi đấu.

19.10. Nhiệm vụ quyền hạn của trọng tài thư ký.

19.10.1. Ghi biên bản các cuộc họp.
19.10..2 Phối hợp với Ban tổ chức nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký của các đơn vị tham dự giải.
19.10.3. Chuẩn bị đầy đủ các phiếu điểm, biên bản thi đấu, các loại biểu mẫu.
19.10.4. Tổ chức bốc thăm xếp lịch thi đấu.
19.10.5. Ghi biên bản kết quả của từng trận đấu.
19.10.6. Tổng hợp số đội, VĐV tham dự, kết quả thi đấu.
19.10.7. Kết thúc giải chuyển toàn bộ hồ sơ của giải cho Ban tổ chức.

19.11. Trang phục trọng tài:

– Quần âu sẫm màu.
– Áo sơ mi màu xanh dương, có phù hiệu trọng tài VOVINAM bên ngực trái.
– Cà vạt màu xanh đen.
– Giầy thể thao mầu trắng.

19.12. Đẳng cấp trọng tài:

– Trọng tài quốc tế
– Trọng tài quốc gia
– Trọng tài cấp 1
– Trọng tài cấp 2

19.12.1. Những trọng tài cấp 1 và cấp quốc gia được điều hành các giải trẻ, giải vô địch quốc gia.
19.12.2. Những trọng tài cấp quốc gia, quốc tế được điều hành các giải quốc tế, giải thế giới.

Điều 20. Khẩu lệnh và thủ lệnh của trọng tài sân:

20.1. Chuẩn bị trận đấu: Trọng tài đứng giữa sân, mặt hướng về bàn ban tổ chức 2 tay dang ngang lòng bàn tay ngửa.

20.2. Ra lệnh 2 đấu thủ vào sân: Kéo 2 tay về ngang vai, lòng bàn tay hướng vào nhau, cổ tay thẳng và hô khẩu lệnh “vào sân”.

20.3. Điều khiển 2 vận động viên chào Ban tổ chức: Đưa hai tay thẳng ra trước lòng bàn tay sấp.

20.4. Ra lệnh 2 đấu thủ quay hướng vào nhau: Dựng 2 cẳng tay song song trước mặt lòng bàn tay hướng vào nhau.

20.5. Ra lệnh cho 2 đấu thủ chào nhau: Lùi về 1 bước chân trái trước, chân phải sau, hạ cẳng tay xuống lòng bàn tay sấp 2 mũi bàn tay giao nhau.

20.6. Báo hiệu trận đấu sắp bắt đầu: Trọng tài bước chân phải về phía trước gối hơi khuỵu, giơ thẳng cánh tay phải hướng về bàn Ban tổ chức bàn tay nghiêng khép kín, ngón cái ở phía trên thu vào.

20.7. Cho trận đấu bắt đầu: Hô khẩu lệnh “Đấu” đồng thời với giật tay phải về ngang tầm vai và thu chân phải.

20.8. Ra lệnh ngưng: Hô khẩu lệnh “ngưng” đồng thời với đưa tay phải từ trên xuống ngang vai giữa 2 VĐV, 2 VĐV phải đừng lại hẳn, lùi lại 1 bước và đấu tiếp tục khi trọng tài dùng thủ lệnh 2 tay phất vào. (2 tay giao nhau, bàn tay sấp)

20.9. Khi cần dừng trận đấu: Trọng tài dùng thủ lệnh ký hiệu chữ T (2 tay
giơ cao phía trên đầu, tay trái lòng bàn tay sấp, mũi tay phải hướng thẳng lên tay trái).

20.10. Mời Y tế : Trọng tài dùng thủ lệnh dừng trận đấu, sau đó hướng về bàn Y tế, 2 tay đưa lên cẳng tay bắt chéo trước ngực. Khẩu lệnh “Y tế”

20.11. Thủ lệnh nhắc nhở: Trọng tài đưa tay trái (bàn tay sấp) chỉ vào vận động viên phạm luật, 1 tay hoặc 2 tay chỉ vào bộ vị nơi mà vận động viên phạm luật (không trừ điểm).

20.12. Các thủ lệnh báo lỗi:
Không tận tình thi đấu: Trọng tài đưa 2 tay từ ngoài vào 2 nắm đấm giaoŸ nhau

Đá thấp: Trọng tài dùng tay trái chỉ VĐV phạm lỗi, tay phải đẩy thẳngŸ xuống dưới lòng bàn tay úp.

Đánh chỏ: Trọng tài tay trái chỉ VĐV phạm lỗi, tay phải làm ký hiệu đánhŸ chỏ.

Đánh gối: Trọng tài tay trái chỉ VĐV phạm lỗi, co gối phải, đồng thời tayŸ phải đặt lòng lên gối phải.

Đánh gáy: Trọng tài tay trái chỉ VĐV phạm lỗi, tay phải đặt lên gáy.Ÿ

Quét chân: Trọng tài tay trái chỉ VĐV phạm lỗi, chân phải làm ký hiệu quétŸ chân

Bắt chân sai: Trọng tài tay trái chỉ VĐV phạm lỗi, tay phải làm động tác ômŸ vòng từ ngoài vào.

Đá chẻ: Trọng tài tay trái chỉ VĐV phạm lỗi, tay phải làm động tác chẻ từŸ trên xuống.

Ôm vật: Trọng tài tay trái chỉ VĐV phạm lỗi, sau đó vòng 2 tay trước ngực,Ÿ 2 lòng bàn tay hướng vào trong.

Xô đẩy: Trọng tài tay trái chỉ VĐV phạm lỗi, sau đó xòe 2 bàn tay đẩy raŸ trước.

Không tuân thủ lệnh Ngưng: Trọng tài tay trái chỉ VĐV phạm lỗi, tay phảiŸ chém từ trên xuống ngang ngực.

20.13. Thủ lệnh cảnh cáo: Trọng tài tay trái chỉ vào vận động viên phạm luật, tay phải chỉ vào bộ vị cấm đánh hoặc diễn lại động tác phạm luật, sau đó quay về hướng bàn Ban tổ chức cùng lúc gập khủyu tay phải giơ nắm đấm thẳng lên trên, tay trái thu về sườn , trừ 2 điểm.

20.14. Thủ lệnh truất quyền thi đấu: Trọng tài dùng tay phải (bàn tay sấp) chỉ vào VĐV phạm luật rồi hất chếch về phía sau.

20.15. Khẩu lệnh và thủ lệnh khi VĐV bị ngã:

– Đòn đánh ngã hợp lệ: tay trái chỉ VĐV ngã, tay phải chém cạnh tay xuống sàn theo hướng chếch 45 độ, đồng thời với khẩu lệnh “xanh ngã” hoặc “đỏ ngã”
– Đòn đánh ngã không hợp lệ: Hai tay bắt chéo trước mặt, trên đầu.

20.16. Tuyên bố kết quả:


Trọng tài 2 tay nắm tay 2 VĐV, sau khi trọng tài phát thanh tuyên bố vận động viên thắng cuộc giơ thẳng tay vận động viên thắng cuộc lên, rồi điều khiển cho 2 vận động viên chào Ban tổ chức trước rồi chào nhau sau và bắt tay nhau trước khi rời sân đấu.

CHƯƠNG V: HUẤN LUYỆN VIÊN – CHỈ ĐẠO VIÊN VÀ VẬN ĐỘNG VIÊN:

Điều 21. Lãnh đội, huấn luyện viên:

21.1. Là người chịu trách nhiệm về đội mình trong suốt quá trình tham dự giải.

21.2. Được tham gia họp với Ban tổ chức, chứng kiến việc cân, bốc thăm, xếp lịch thi đấu.
21.3. Quyết định việc sắp xếp VĐV của mình tham gia thi đấu.
21.4. Xin bỏ cuộc cho VĐV của mình khi không đủ khả năng tiếp tục thi đấu bằng cách thông báo cho Ban tổ chức.
21.5. Có quyền hỏi hoặc khiếu nại bằng văn bản ghi rõ nội dung, họ tên, chức vụ gửi về Ban tổ chức sau khi sự việc xảy ra không quá 10 phút và nộp lệ phí theo qui định của điều lệ.
21.6. Có thể làm nhiệm vụ săn sóc viên khi VĐV mình tham gia thi đấu.
21.7. Ban tổ chức có quyền bác bỏ những ý kiến không hợp lý của lãnh đội, HLV đồng thời có quyền cảnh cáo, truất quyền những lãnh đội, HLV cố tình vi phạm luật, điều lệ thi đấu.

Điều 22. Chỉ đạo viên:

22.1. Mỗi VĐV có quyền có 1 chỉ đạo viên ngồi ghế chỉ đạo và săn sóc.
22.2. Chỉ đạo viên săn sóc VĐV của mình trước trận đấu và trong thời gian nghỉ giữa hiệp.
22.3. Không được vào sân đấu săn sóc VĐV khi chưa có lệnh của trọng tài.
22.4. Mặc trang phục thể thao, đi giầy đế mềm, không được la hét, xúi giục VĐV thi đấu và ngồi đúng nơi qui định.
22.5. Chỉ đạo viên nếu la hét hoặc xúi giục la hét, đá, xô ghế sẽ bị trọng tài nhắc nhở, nếu tiếp tục vi phạm, nhắc lần thứ 2 sẽ bị truất quyền chỉ đạo.

Điều 23. Vận động viên:

23.1. Phải có quá trình tập luyện Vovinam từ 6 tháng trở lên, chuẩn bị
chuyên môn tốt, có đẳng cấp VOVINAM đúng qui định của điều lệ, nắm vững Luật thi đấu.
23.2. Có giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ quan Y tế.
23.3. Có thẻ VĐV, trang phục, bảo hộ đúng qui định.
23.4. Phải tôn trọng VĐV và HLV đội bạn, trọng tài, khán giả. Nghiêm cấm những hành vi trái với tinh thần thể thao, thiếu văn hóa.
23.5. Chấp hành nghiêm các khẩu lệnh và thủ lệnh của trọng tài.
23.6. Không được sử dụng chất kích thích, hoặc uống rượu bia trước và trong thi đấu.
23.7. Ban tổ chức có quyền cảnh cáo, truất quyền thi đấu đối với VĐV cố tình vi phạm điều lệ
23.8. Chào Ban tổ chức, trọng tài, đối phương theo lối “Nghiêm lễ” khi vào và ra khỏi sân đấu.
23.9. Được xướng danh mời nhận huy chương mà vắng mặt không có lý do chính đáng sẽ bị Ban tổ chức lập biên bản hủy bỏ kết quả đó.
23.10. Khi thi đấu hoặc nhận huy chương khen thưởng, VĐV chỉ được mang đai vàng trơn, không mang đai cao hơn.

Trả lời