Khác với những ý nghĩ thường thấy về những chùm tua vải gắn ở chuôi kiếm, đao hay những chùm tua vải gắn ở mũi thương, đại đao với tác dụng trang trí, làm đẹp cho binh khí. Chùm tua vải còn có tác dụng làm hoa mắt đối phương, át tiếng xé gió của binh khí.

Ai cũng biết tác dụng và chức năng của lưỡi kiếm, đốc kiếm nhưng trên thanh kiếm còn một phần nữa mà không phải ai cũng biết đến và có biết đến nó thì cũng không biết đến chức năng của nó. Phần này là cái gù gắn ở chuôi kiếm. Nó gồm một sợi dây dài khoảng 15 – 20cm một đầu được buộc chặt vào đuôi kiếm, đầu kia gắn một chùm tua vải sợi.

Chùm tua vải trên kiếm
Chùm tua vải trên kiếm

Những thanh bảo kiếm có những cái gù bằng tua sợi vàng rất đẹp. Chính vì thế mà rất nhiều người lầm tưởng rằng nó la một vật trang trí cho thanh kiếm. Đây chỉ là tác dụng thứ yếu của sợi tua bởi vì trong võ thuật có chứa đựng mỹ thuật. Nhưng những cao tăng, thiền sư ngày xưa không màu mè đến thế, họ suy nghĩ, tìm tòi qua bao năm để tìm ra những công dụng hữu hiệu của binh khí do đó trên món nào cũng không thể có những bộ phận thừa hay màu mè phù phiếm.

Quỹ đạo của lưỡi kiếm thường là những đường tròn, người sử dụng kiếm “vẽ” ra vô số những vòng tròn. Hình từ tay truyền qua lưỡi kiếm phát ra trước. Khi kiếm vẽ những đường tròn thì sợi tua quấn vào cổ tay của người cầm nhằm giữ kiếm vững chắc và cân bằng hình ở mũi kiếm tránh xu hướng văng tới trước của lưỡi kiếm. Tóm lại sợi tua giúp tay giữ vững kiếm trong khi sử dụng, va chạm.

Chùm tua vải ở mũi thương
Chùm tua vải ở mũi thương

Chùm gù ở ngọn thương thì có tác dụng làm hoa mắt đối phương. Khi quay tròn mũi thương, chùm gù xòe rộng ra làm cho đối phương khó xác định chính xác được vị trí của mũi thương.

Chùm tua vải gắn trên đao
Những vòng kim loại tròn trên sống đao

Trên sống đao thường được gắn những vòng kim loại tròn vào lỗ trên sống đao. Tác dụng của nó không phải là để treo đao lên vách hay đeo vào dây lưng như nhiều người lầm tưởng. Tác dụng của nó là làm át tiếng xé gió của lưỡi đao do những tiếng loẻng xoẻng của nó gây ra nhằm làm cho đối phương khó xác định được phương hướng và đường đi của lưỡi đao.

Võ sư Nguyễn Văn Chiếu thi triển Thái cực đơn đao pháp
Võ sư Nguyễn Văn Chiếu thi triển Thái cực đơn đao pháp

Tương tự các loại binh khí trên, dao găm, trường đao (đại đao) cũng được gắn chùm tua vải và vòng kim loại với tác dụng tương tự.

Võ sư Nguyễn Chánh Tứ hướng dẫn Nhật Nguyệt Đại Đao Pháp
Võ sư Nguyễn Chánh Tứ hướng dẫn Nhật Nguyệt Đại Đao Pháp

 

Nguồn: vothuat.info

Trả lời